Mức Hỗ trợ càng được test nhiều lần thì nó càng mạnh. Hỗ trợ và Kháng cự là các đường trên biểu đồ. Bạn nên đặt cắt lỗ ở Hỗ trợ và Kháng cự. Nếu bạn làm theo các lý thuyết trên thì về dài hạn bạn sẽ mất tiền. Vì đây là những lời nói dối lớn nhất về chiến lược giao dịch theo Hỗ trợ và Kháng cự. Dưới đây là 5 sự thật về đường hỗ trợ và kháng cự mà các trader thua lỗ không biết.
Sự thật 1: Hỗ trợ kháng cự càng bị test nhiều thì càng yếu
Thị trường đảo chiều ở hỗ trợ vì có lực mua đẩy giá lên cao hơn. Lực mua này có thể đến từ các tổ chức, ngân hàng, hoặc cá mập giao dịch với các lệnh lớn. Chúng ta hãy hình dung điều này:
Nếu thị trường tiếp tục test lại Hỗ trợ, thì các lệnh này cuối cùng sẽ bị khớp. Và khi tất cả các lệnh này được khớp, thì ai còn tiền để mua nữa?
Lời khuyên:
Các đáy cao dần tới Kháng cự thường sẽ có kết quả là đột phá tăng (mô hình tam giác tăng). Các đỉnh thấp dần về phía Hỗ trợ thường có kết quả là đột phá giảm (mô hình tam giác giảm).
Sự thật 2: Hỗ trợ và kháng cự là các vùng trên biểu đồ (không phải đường)
Đây là một lỗi khá phổ biến ở các trader, coi Hỗ trợ và kháng cự là các đường trên biểu đồ. Tại vì bạn sẽ đối mặt với 2 vấn đề
- Gía chưa đến và bạn bỏ lỡ giao dịch
- Gía xuyên qua nó và bạn tưởng đây là Hỗ trợ và Kháng cự bị phá
Điều này xảy ra khi thị trường phá mức Hỗ trợ và Kháng cự và bạn tưởng nó bị phá.
Vậy cách bạn giải quyết 2 vấn đề này là như thế nào? Hãy coi Hỗ trợ và Kháng cự là các vùng trên biểu đồ, chứ không phải đường.
Sự thật 3: Hỗ trợ và kháng cự có thể dịch chuyển
Như bạn đã biết về các đường hỗ trợ và kháng cự là các đường nằm ngang. Tuy nhiên nó cũng có thể thay đổi theo thời gian, hay còn gọi là hỗ trợ và kháng cự động. Có hai cách để xác định Hỗ trợ và kháng cự động:
Sử dụng đường MA để xác định hỗ trợ và kháng cự động
Dưới đây tôi dùng MA 20& 50 để xác định Hỗ trợ và Kháng cự động. Dưới đây là hình ví dụ minh họa
Tuy nhiên, bạn cũng có thể dùng MA 100 hoặc 200 để xác định Hỗ trợ và kháng cự động
Đường xu hướng – Trendline
Đây là các đường chéo trên biểu đồ để xác định Hỗ trợ và kháng cự động.
Lời khuyên: Coi hỗ trợ và kháng cự là các vùng trên biểu đồ của bạn (chứ không phải các đường). Điều này áp dụng cho cả Hỗ trợ và Kháng cự tĩnh và động.
Sự thật 4: Hỗ trợ và kháng cự là nơi tệ nhất để cắt lỗ
Tại sao đây lại là nơi tệ nhất để đặt cắt lỗ?
Nếu bạn đặt mức stop loss tại mức như trên hình. Bạn sẽ nhận ra giá sẽ tiếp tục giảm sau khi bạn cắt lỗ.
Vì vậy, để tránh được điều đó, thì đây là 2 điều bạn có thể làm
- Đặt cắt lỗ xa khỏi Hỗ trợ và Kháng cự
Bạn có thể làm điều này bằng cách sử dụng chỉ báo Average True Range (ATR)
Và đây là cách làm:
- Xác định đáy mức hỗ trợ
- Tìm giá trị ATR
- Lấy đáy mức hỗ trợ trừ đi giá trị ATR
- Đợi nên đóng cửa bên trên Hỗ trợ và Kháng cự
Bạn chỉ thoát lệnh nếu giá đóng cửa dưới đáy của mức hỗ trợ hoặc đỉnh của mức kháng cự.
Sự thật 5: Giao dịch ở Hỗ trợ và Kháng cự cho bạn tỷ lệ TP/SL tốt
Đây là một lỗi lớn mà các trader mắc phải, vào lệnh khi giá ở gia Hỗ trợ và kháng cự. Điều này cần cắt lỗ lớn khi có biến động và cho bạn tỷ lệ TP/SL kém.
Đây là ví dụ minh họa:
Và đây là ý tôi:
Bạn muốn kiếm tiền từ thị trường Forex, Vàng, Chứng Khoán Mỹ,…? Bạn muốn trở thành một nhà đầu tư chuyên nghiệp trong lĩnh vực này nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu? Đừng lo, Blog cá nhân Tài Chính Forex – TaiChinhForex.com được tạo ra để chia sẻ những thông tin hữu ích và cần thiết nhất cho người mới bắt đầu trong lĩnh vực tài chính Forex cho dù bạn đang sống ở quốc gia nào trên thế giới. Xem thêm phần Giới thiệu về Tài Chính Forex để hiểu hơn về trang web này!